PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS TÁI SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

Kính thưa các tyhaayf cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

         

“Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách trong nỗi hồi hộp lo âu, lòng lại dậy sóng những cảm xúc đớn đau, hy vọng khắc khoải trong sâu thẳm con tim của sáu năm trước -khi vật vã ôm con ra nước ngoài chữa bệnh. Bỏ qua những nguyên tắc chuyên môn và cơ hội, tôi kính trọng những người mẹ kiên cường chiến đấu hết sức mình vì con. Nước mắt tôi đã rơi vào khoảnh khắc người mẹ của đứa con tự kỷ tự cầm mảnh vỡ đâm vào tay mình cho chảy máu và quết lên tờ giấy trắng cho con nhìn thấy: ‘Cốc vỡ. Đâm vào tay. Mẹ đau này. Mẹ khóc này… hu hu…’.  Mẹ đã tự làm đau mẹ để chỉ cho con biết “khái niệm đau”, “khái niệm chảy máu”, những khái niệm mà mẹ đã đổi bằng nước mắt, thậm chí là bằng máu để dạy cho con. Và tôi tin rất nhiều người sẽ khóc cùng chị… Phương Minh ơi, Thượng Đế không bất công với con, người lỡ tay tạo nên con khiếm khuyết và người đã chuộc lỗi bằng cách phái ngay một thiên thần bản mệnh đến cứu đời con. Thiên thần ấy chỉ có thể là Mẹ!” 

 (Chị Nguyễn Phạm Khánh Vân – Giám đốc PR – Marketing công ty Savills – cũng là một bà mẹ, đã chia sẻ sau khi đọc cuốn tự truyện này)

Hành trình đưa con bị tự kỷ trở lại cuộc sống bình thường của một người mẹ với rất nhiều gian nan nhưng cũng đầy ắp yêu thương được kể lại trong cuốn tự truyện “Con về”. 

“Con Về” là cuốn tự truyện ghi lại toàn bộ hành trình của một người mẹ đón chờ con gái yêu chào đời, chăm chút con no tròn miếng ăn giấc ngủ mỗi ngày bằng tình yêu thương vô bờ bến, và cả nỗi xót xa đau đớn khi biết con mắc chứng tự kỷ nặng. Bà mẹ trẻ ấy đã không nản lòng, vẫn tràn đầy nghị lực và niềm tin, quyết tâm tự tìm biện pháp, cùng con vượt qua chứng bệnh tâm lý, trở về với cuộc sống bình thường. Lật từng trang sách “Con Về”, chúng ta sẽ thấy những tháng ngày cùng con vượt qua đau đớn không tan thành nước mắt như những nỗi đau thể chất khác. Mẹ đã khóc đã cười cùng con. Mẹ đã tự làm đau mẹ để chỉ cho con biết “khái niệm đau”, “khái niệm chảy máu”, những khái niệm mà mẹ đã đổi bằng nước mắt, thậm chí là bằng máu để dạy cho con. 

Cuốn tự truyện “Con Về” của tác giả Đào Hải Ninh, qua lời ghi chép của cây bút Anh Vân được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2020, khổ sách 13,5x 20,5 cm.

Nội dung sách bao gồm 5 chương. Mỗi chương thể hiện mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau theo từng giai đoạn diễn biến các quá trình: từ khi con đến bên đời; mẹ phát hiện con bệnh rồi tất tả kiếm tìm nơi chữa trị và thất vọng; mẹ tự làm cô giáo, tự tìm cách chữa trị cho con theo phương pháp riêng của mẹ; ngày con trở về với tiếng cười, tiếng nói bập bẹ trên môi và những ngày sắp đến của mẹ sẽ dạy con từng bước để trưởng thành. 

Cô bé Phương Minh, con gái chị Ninh, chào đời năm 2003, kém anh trai 7 năm. Lúc chào đời, bé xinh xắn, bụ bẫm nhưng mãi mới khóc và có tiếng khóc rất lạ "kiểu ồ ồ một giọng". Hai năm đầu đời, Minh hay bị dị ứng, nôn trớ, đi ngoài, viêm họng và hầu như tháng nào cũng phải vào viện. Lúc 18 tháng, Minh đã biết nói "ạ", "bye", "bà", "đi chơi" nhưng tới 20 tháng thì chỉ cúi đầu và muốn gì thì kéo tay chứ không nói. Bé Minh đi vững nhưng chỉ nhón trên 10 đầu ngón chân như vũ công ballet, hai tay dang ra, đầu chúi về phía trước như chim cánh cụt, thường xuyên ngã do va phải đồ đạc. Bé còn hay lao ra đường và bị xe va phải, rồi bị bỏng do sờ vào nồi cơm điện, bếp... Em không biết đau là gì, cũng chẳng tỏ ra biết mẹ, biết bố. Em được bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương chẩn đoán tự kỷ dạng nặng khi 28 tháng tuổi. 

"Đó là những ngày tháng nặng nề và khủng hoảng nhất đối với tôi. Tôi không chấp nhận được sự thật ấy, nhiều lúc còn nghĩ quẩn",. Một lần cầm đơn đi mua thuốc bổ não an thần chống động kinh cho con, chị đã bật khóc nức nở tại tiệm thuốc khi gặp một người cùng cảnh ngộ. Người chủ tiệm thay vì lấy thuốc bán cho chị, đã kéo tay: "Mẹ nó đừng mua thuốc này nữa, tốn tiền vô ích", giúi cho một cuốn sách bảo đọc đi rồi đưa cho chị số liên lạc với một người cũng đang dạy trẻ tự kỷ. 

Từ đó, chị đọc trên sách, mạng, rồi tìm đến những gia đình có con tự kỷ ở Hà Nội. Chị đã gặp những đứa trẻ có bệnh như con mình - trẻ thì chuyên phi đầu vào gờ tường khiến tường nhà đầy máu; trẻ khác chỉ suốt ngày ngồi trên chiếc sofa, ăn, vệ sinh ngay tại đó, có trẻ cứ hễ thấy khách đến nhà là chạy ra thò tay vào túi rút điện thoại... Những hình ảnh ấy càng khiến chị hoảng loạn. 

Đúng lúc tuyệt vọng thì chị gặp một người có con bị hội chứng này và đã qua đào tạo lớp dạy trẻ tự kỷ ở Mỹ về. Chị Ninh cũng đến gặp, đặt bao hy vọng, mua dụng cụ... nhưng tài liệu đều là những hình ảnh nước ngoài, là các thứ xa lạ với con.

Chị lại bỏ tất cả và bắt đầu lại - dạy con từ những thứ gần gũi nhất. Người mẹ đã dành thời gian quan sát, lắng nghe xem con thực sự cần gì. Chị lên giáo án mỗi ngày dựa vào sự thay đổi tính cách, sinh lý của con. Vẫn phải đi làm kiếm tiền nuôi con, chị thuê hai sinh viên trẻ tới nhà dạy con những lúc vắng mẹ, theo đúng giáo án mẹ đã soạn ra. Chị kiên trì từng phút, xem từng thay đổi rất nhỏ như dạy màu sắc, đồ vật, đồ dùng, dạy con tập thở, tập đi. Những đồ vật, con thú nhỏ dễ thương do Phương Minh nặn. "Với trẻ bình thường, có những kỹ năng không ai bảo cũng biết hoặc chỉ nhắc một vài lần, còn với trẻ tự kỷ, có thể một từ, một hành động, một kỹ năng phải nhắc lại hàng nghìn lần"

Chẳng hạn, để dạy con biết cảm nhận cảm giác, hằng ngày chị đều chườm nóng lạnh cho bé. Muốn con nhận biết được sự nguy hiểm, cái đau, khi bé làm vỡ cốc thủy tinh, chị tự cầm mảnh vỡ đâm vào tay mình cho chảy máu, rồi quết vào tờ giấy cho con thấy: "Cốc vỡ, đâm vào tay, mẹ đau này, hu hu...". Chị phát hiện con hay nôn trớ vì không biết nhai khi đã hơn 5 tuổi. Để dạy con nhai, chị cho bé ngồi ăn cùng cả nhà, tập nhận mặt từng người, rồi mẹ mời từng người trong nhà nhai - mạnh và rõ - để con nhìn thấy và làm theo. Dạy nhai xong rồi dạy nuốt, dạy nhổ ra... "Con không biết nhổ ra, thường rót bao nhiêu nước với sữa là uống hết bấy nhiêu. Dạy bao nhiêu lần cách nhổ vẫn chưa làm được. Hôm đó, mẹ đưa cốc sữa, con bưng uống nhưng đến ngụm thứ hai thì nhổ ra do trước đó đã ăn quá no... Hôm đó, mẹ vui quá, cứ tủm tỉm suốt dọc đường đi làm, vì con đã biết nhổ ra", người mẹ viết trong nhật ký. 

Phương Minh đã vào lớp 6, ra dáng một thiếu nữ. Để dạy con đi không nhón chân, chị Ninh vừa nói vừa hướng dẫn con cụ thể cách nhấc, đặt bàn chân... Để con dễ nhớ và không chán, chị làm bài thơ: Đưa chân trái lên nhé/ Đánh cái tay phải đi/ Bàn chân phải xinh xắn/ Nối theo nhịp bước đi/ Bàn tay trái mải miết/ Đợi tôi với hãy đi... Vừa đi vừa đọc vừa đá chân kéo tay mà cả buổi sáng hai mẹ con đánh vật mướt mồ hôi mới đi được 500 m. Cứ thế, cùng với sự kiên trì, kịp thời khen ngợi, nhắc đi nhắc lại, tuyệt đối tuân thủ kỷ luật, thay đổi giáo án liên tục cho phù hợp với con..., chị Ninh dạy con biết kiểm soát hơi thở khi phát âm, thổi, biết nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, dạy con chữ, số, những kỹ năng từ đơn giản nhất như cởi áo, mặc áo, chải tóc... Phương Minh học mọi nơi, mọi lúc, từ lúc mở mắt tới khi đi ngủ. 

Hằng ngày chị đưa con ra chợ, chỉ cho con tất cả những gì nhìn thấy, để con sờ vào con cá người ta đặt trong chậu để bán tới các loại củ, quả... Đến nỗi hầu như cả khu chợ gần nhà không ai không thân quen với gia đình chị. Hay để dạy con cách xưng hô, dạy con về nghề nghiệp, nhiều khi đang đi trên đường, chị dẫn con tới chỗ chú cảnh sát giao thông rồi nói "Cháu chào chú cảnh sát giao thông. Đây là đồng phục của chú này, chú đội mũ, cầm gậy chỉ đường.... ". Hôm khác hai mẹ con lại đến gặp bác xe ôm đầu ngõ "Đây là bác xe ôm. Bác chở mọi người, bác già hơn bố, lại là đàn ông nên gọi là bác...". 

Cứ thế, tất cả mọi người xung quanh đều là giáo viên đặc biệt của Minh. "Vượt qua chứng tự kỷ là mở cánh cửa đầu tiên đưa con trở lại với cuộc sống. Những cánh cửa tiếp theo là hòa mình vào cuộc sống, phát huy được những tố chất tiềm ẩn trong con người mình, và sống hạnh phúc trong một thế giới yêu thương".

Chị tâm niệm: "Chỉ cần giúp cho một bé được can thiệp đúng và kịp thời thì mẹ con mình coi như đã làm được một việc có ích hơn nghìn vạn lần đi từ thiện, bởi đấy không chỉ một cuộc đời mà là hạnh phúc của một gia đình, một dòng họ". 

Cuốn Con về ghi lại một cách chi tiết và trung thực quá trình đồng hành cùng con của chị. Đồng hành cùng con là một hành trình gian nan đầy nước mắt và sự hi sinh của người mẹ từ những ngày đầu đến khi khi gặt hái quả ngọt -con chị có thể trở về với cuộc sống bình thường.

Con chị giờ đây đã trở thành một cô bé bình thường và đáng yêu. Đây không còn là những trải nghiệm cá nhân cuả riêng chị mà trở thành những kinh nghiệm quý báu cho tất cả những ông bố bà mẹ đang chờ đón hay đã nuôi dưỡng tình yêu hơn cả cuộc đời mình.

Cuốn sách được ghi từ nhiều giọng kể khác nhau, khi thì là góc nhìn của giáo viên trực tiếp hướng dẫn, khi thì là lời kể của cha mẹ những người của trẻ tự kỷ. Cuốn sách được viết bởi những cây bút không chuyên, những chính sự không chuyên đó lại mang lại sự xúc động với cảm xúc chân thật từ góc nhìn của những người trong cuộc.

 

Hãy kiên trì và tiếp tục lan tỏa yêu thương,.

Người phụ nữ thành công không dừng lại ở mưu cầu cá nhân cho riêng mình, mà còn xa hơn là truyền cảm hứng cho cộng đồng “Kiên nhẫn gõ cửa – điều kỳ diệu sẽ xảy ra”. Chúng ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được chọn cách mình sống.

Quả thật, đến giờ tôi mới thấm, mới hiểu thế nào là hai từ “Con về” trong cuốn tự truyện chị Ninh. “Con về” từ những bài học đầu tiên! “Con về” là sự kiên trì, kiên trì không biết mệt mỏi hàng 100, hàng 1.000 lần. Không chỉ đưa con gái mình - bé Phương Minh - một đứa trẻ tự kỷ đã hoà nhập cuộc sống bình thường và đang chuẩn bị bước vào đại học, chị Ninh và trung tâm Tuệ Quang đã cùng đồng hành cùng hàng trăm gia đình gắng sức đưa những đứa trẻ tự kỷ trở về với cuộc sống bình yên này.

“Con về” là cần sự trợ giúp của rất nhiều người! “Con về” cần phải có sự yêu thương, đồng hành của cả gia đình!

 “Nếu muốn đi thật nhanh hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau”

Cha mẹ còn kiên nhẫn đồng hành, những đứa trẻ còn có cơ hội để trở về với cuộc sống.

Bình thường.

Bình yên.

Luôn luôn là như vậy.

Bạn sẽ lại gặp nhiều nước mắt, cả vì đau đớn tột cùng lẫn vỡ oà hạnh phúc. Sau tất cả, chỉ có niềm tin, sự kiên trì và tình yêu thương con trẻ vô bờ bến, mới giúp chính chúng ta tìm lại cuộc đời mình, tìm lại tương lai cho những đứa trẻ, cũng là tương lai của chính mình – tươi sáng hơn, ấm áp hơn, tràn đầy hạnh phúc vô bờ bến.

Không đi thì làm sao đến?

Đi giữa chừng cũng chả thể đến.

Đích đến luôn ở phía trước, chỉ cần bạn đừng dừng chân…

 

 

 

 

 

 PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Văn Yên

 

Tái Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2024

CBTV

 

 

Đỗ Thị Mai Thanh

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH Chiến lược phát triển trường THCS Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương Giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2030 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 20 phút - Ngày 8 tháng 7 năm 2022
Xem chi tiết
THÔNG B¸O Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường trung học cơ sở, năm học 2019 - 2020 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 23 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
THÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục thực tế năm học 2018-2019 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 19 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông, năm học 2019-2020 STT Nội dung Chia theo khối lớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 I Điều kiện tuyển sinh Học sinh ... Cập nhật lúc : 14 giờ 16 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Th ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch bệnh. Với mục tiêu: giúp học sinh được học tập, tiếp tục thực hiện chương trình giá ... Cập nhật lúc : 8 giờ 27 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ TÁI SƠN LẦN THỨ XXVII, NHIỆM KỲ 2020-2025 ------ Phần I ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XXVI Nghị quy ... Cập nhật lúc : 10 giờ 6 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2020
Xem chi tiết
PL.02: Hướngdẫnsửdụng Bài 1: HướngdẫnGiáoviêntạokhóahọc https://www.youtube.com/watch?v=tU8gFp7NwA8 Bài 2 HướngdẫnGiáoviêntạolớphọctươngtác https://www.youtube.com/watch?v=dlN0C_L02t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 33 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2020
Xem chi tiết
THÔNG BÁO: "VỀ VIỆC NGHỈ HỌC DO DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA GÂY RA" ... Cập nhật lúc : 16 giờ 24 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Ngày 20/11, trường THCS Tái Sơn long trọng tổ chức kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Các hoạt động múa hát, thi nhảy theo bài hát, quay vé số diễn ra sôi nổi giữa các lớp. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 9 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
1234567