Th viÖn
Trêng thcs t¸i s¬n
|
Giíi thiÖu s¸ch
Th¸ng 12
|
Chñ ®Ò: Kû niÖm ngµy thµnh lËp qu©n ®éi nh©n d©n ViÖt Nam 22/12
“tËp b¶n ®å lÞch sö trung häc c¬ së”
KÝnh tha c¸c thÇy c« gi¸o cïng c¸c em häc sinh th©n mÕn!
Nhân ngày kỉ niệm 22/12 thư viện giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Tập bản đồ trung học cơ sở”. Sách gồm 79 trang, do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, khổ sách 60 cm. Sách do tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thế Hiệp biên soạn. Cuốn sách nằm trong tủ sách tham khảo với số ĐKCB: STKc-00449-00456.Nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn, xuất bản “Tập bản đồ Lịch sử trung học cơ sở”.
Tập bản đồ thể hiện những nét cơ bản, khái quát về nội dung lịch sử thế giới và Việt Nam từ nguồn gốc đến ngày nay, như quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người; các cuộc cách mạng tư sản; các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc giải phóng dân tộc; một số hình ảnh về văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật.
Dựa trên trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử trong nhà trường, cấu trúc “Tập bản đồ Lịch sử trung học cơ sở” được bố cục sắp xếp theo trình tự: Lịch sử Việt Nam (trang 6 đến trang 61) và sau đó là Lịch sử thế giới (trang 64 đến trang 86).
|
Không chỉ thể hiện, trình bày đầy đủ, hệ thống các bản đồ lịch sử, nội dung Tập bản đồ còn có phần kênh chữ làm nổi bật kiến thức. Do chương trình Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam được thiết kế đồng tâm, một số nội dung đã học ở THCS lại được tiếp nối, mở rộng ở THPT, đương nhiên ở mức độ cao hơn, sâu hơn; vì thế rất có giá trị khi giáo viên và học sinh THPT sử dụng tập bản đồ này trong dạy và học môn lịch sử.
“Tập bản đồ Lịch sử trung học cơ sở” là một phương tiện trực quan sinh động giúp giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức, thảo luận nhóm… Các em học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên có thể sử dụng tập bản đồ này để tự học. Nhờ đó các em sẽ có những kỹ năng cần thiết trong sử dụng bản đồ để tiếp thu kiến thức mới, trình bày kiến thức đã học, biết “đọc” và làm bài tập có liên quan đến bản đồ, vận dụng kiến thức lịch sử đã được học vào thực tiễn cuộc sống.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Trần Văn Yên
|
Tái Sơn ngày 06 tháng 12 năm 2024
CBTV
Đỗ Thị Mai Thanh
|